Phương Pháp VPA Trong Đầu Tư Chứng Khoán

Lượt xem: 186 lượt Danh mục: Chia Sẻ Tri Thức Phân Tích Nhận Định

Hiện nay phương pháp VPA trong đầu tư chứng khoán đang dần được áp dụng ngày càng rộng rãi trong giới đầu tư vì những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương pháp khác. Vậy, những ưu điểm đó là gì? tại sao nó lại vượt trội hơn?

I. Ứng dụng phương pháp VPA

Với các nhà đầu tư F0 mới tham gia TTCK thì khái niệm phân tích, báo cáo và định giá doanh nghiệp có thể rất khó. Và để tìm được phương pháp đánh giá, định giá phù hợp không hề dễ. Vì thế, phương pháp VPA ra đời nhằm khắc phục những yếu tố trên. Sau khi học phương pháp này bạn sẽ học được cách khống chế cảm xúc, trở thành một nhà giao dịch tự tin, không bị chi phổi bở cảm xúc, các quyết định đưa ra dựa trên sự logic đơn giản và dễ hiểu.

II. Tại sao lại phải quan tâm tới khối lượng giao dịch?

Phân tích giá theo khối lượng (VPA) là việc sử dụng khối lượng (volume) để xác thực và dự báo hành động giá (price) trong tương lai – đây là mấu chốt thành công trong giao dịch của nhỏ lẻ vì rốt cuộc, là một trader chúng ta chỉ có nhu cầu muốn biết một thông tin duy nhất và nó phải chắc ăn, đó là “tiếp theo giá sẽ đi đâu, tăng hay giảm?”. Tất cả những gì chúng ta cần phải làm là giải thích mối quan hệ giữa lượng và giá.

Tất cả các thị trường tài chính đều bị thao túng theo cách này hay cách khác. Và cách duy nhất để biết liệu một đợt tăng/giảm giá là thật hay giả là sử dụng công cụ khối lượng (volume) giao dịch. Vì người ta không thể che giấu thông tin này được, mọi người đều có thể xem và phân tích nó. Các dấu hiệu cảnh báo đến từ giá, khối lượng giao dịch, các biến động, sự hỗ trợ và các áp lực thị trường đều được phơi bày nhằm chuẩn bị cho một tín hiệu nào đó sắp xảy ra.

Một trong những niềm tin cơ bản của ông Charles Dow là khối lượng xác nhận xu hướng giá. Ông cho rằng nếu giá vẫn tiếp tục di chuyển với khối lượng thấp, thì đằng sau ắt hẳn tồn tại nhiều lý do khác nhau. Ngược lại, nếu giá di chuyển kèm theo khối lượng cao hoặc tăng lên thì đây là một sự di chuyển bình thường. Nếu giá tiếp tục đi về một hướng, cùng với sự hỗ trợ từ khối lượng, đây là tín hiệu cho thấy xu hướng mới chỉ bắt đầu. Theo ông, có 03 giai đoạn chính yếu của một xu hướng:

  • Giai đoạn đoạn tích lũy (gom) – điểm bắt đầu cho bất kỳ xu hướng nào mà thị trường chuẩn bị tăng cao hơn.
  • Giai đoạn đẩy: Đây là giai đoạn có sự tham gia của đám đông – thường là giai đoạn dài nhất trong ba giai đoạn.
  • Giai đoạn phân phối (xả): tại đây, rất nhiều nhà đầu tư đổ xô vào thị trường với nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) vàng của đợt tăng giá. Trong khi đám đông đang hào hứng mua bằng mọi giá thì có một nhóm người mà Dow gọi là “dòng tiền thông minh” lại làm điều hoàn toàn ngược lại – ra sức bán tháo. Dòng tiền thông minh tiến hành chốt lời và trao lại cổ phiếu cho đám đông đang khao khát mua vào. Và tất cả hoạt động mua/bán này đều được ghi lại thông qua khối lượng giao dịch.

Tóm lại, mọi thị trường chúng ta giao dịch đều bị thao túng theo cách này hay cách khác. Đó là bí mật của các nhà tạo lập thị trường, họ đều là những người can thiệp thường xuyên vào thị trường và trong một số trường hợp thậm chí còn công khai làm điều đó. Tuy nhiên, có một hoạt động mà người trong cuộc không thể giấu – khối lượng giao dịch. Khối lượng tiết lộ hoạt động trên thị trường, khối lượng tiết lộ sự thật đằng sau hành động giá. Khối lượng xác nhận giá.

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao thị trường lại giảm khi có tin tốt và tăng khi có tin xấu? Bởi vì các cơ quan truyền thông nằm trong tay các nhà tạo lập (MMS), họ sẽ sử dụng bất kỳ mẩu tin tức nào để khiến giá di chuyển. Nếu số lượng cổ phiếu mà MMS đang nắm giữ quá nhiều (cung quá mức) thì họ sẽ tạo ra một câu chuyện tin tức để cung cấp một cơ hội bán ra. Công cụ duy nhất mà chúng ta có thể đối phó – đó chính là khối lượng giao dịch. Chúng ta có thể tranh cãi về chuyện đúng sai trong vấn đề này, nhưng dù muốn dù không, tin hay nghi ngờ thì khi bạn đầu tư cổ phiếu, các MMS vẫn tồn tại như một thực tế cuộc sống. Đơn giản là bạn chỉ cần chấp nhận nó và tiếp tục.

Khối lượng chính là động lực thúc đẩy thị trường. Khối lượng ghi lại dấu vết của tổ chức lớn (big boys – BBS) khi họ bước vào và thoát ra khỏi thị trường. Không có khối lượng, mọi thứ đều không di chuyển. Và nếu sự di chuyển của giá và khối lượng không tương ứng với nhau, thì có điều gì đó không ổn, đây chính là dấu hiệu cảnh báo dành cho bạn. Nếu thị trường tăng (giá tăng) đi kèm với khối lượng tăng, điều này cho chúng ta biết hành động giá (Price Action) được xác nhận bởi khối lượng (Volume). Các cá nhân, tổ chức tài chính lớn đang mua vào và làm giá di chuyển. Tương tự, nếu thị trường giảm và khối lượng tăng, một lần nữa khối lượng lại xác nhận giá – các tổ chức lớn đang bán ra và làm thị trường giảm.

III. Giai đoạn tích lũy thị trường (accumulation)

Để hiểu cách làm của các tổ chức, chuyên gia, chúng ta phải hiểu được cách nghĩ của họ. Giai đoạn tích lũy cổ phiếu là giai đoạn mà các tổ chức lớn, những nhà tạo lập thị trường gom hàng. Và hãy nhớ, chúng ta sẽ luôn chứng kiến những thay đổi nhỏ lên và xuống khi thị trường kéo ngược trở lại và đảo chiều trong một xu hướng dài hạn. Tuy nhiên, để những thay đổi lớn trong xu hướng xảy ra thì cần phải có thời gian. Như vậy, giai đoạn tích lũy có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng để MMS gom đủ hàng trước khi bắt đầu chiến dịch đẩy giá.

Những đặc trưng cơ bản của giai đoạn tích lũy:

  • Thị trường vừa trải qua một giai đoạn phân phối kéo dài (thường là vài tháng)
  • Biên độ dao động giá trong ngày hẹp dần (thân nến thường nhỏ)
  • Khối lượng giao dịch ở mức thấp (thường là thấp nhất trong cả một giai đoạn).
  • Truyền thông thường đưa ra những tin xấu, ảnh hưởng tới tâm lý thị trường
  • Cổ đông lớn, cổ đông nội bộ đăng ký mua vào

Việc chuẩn bị cho một chiến dịch tăng giá cần một thời gian đáng kể để gom cổ phiếu. Các nhà tạo lập, nhà đầu tư lớn không thể trong một ngày mua số lượng lớn cổ phiếu mà ko làm giá tăng quá mạnh. Thay vào đó, họ sẽ phải mất vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng để tích lũy đủ số lượng hàng cần thiết.

IV. Giai đoạn đẩy giá – phân phối

Sau khi gom đủ hàng trong giai đoạn tích lũy, nhà tạo lập (MMS) cần phải đẩy giá lên để kích thích phe mua. Yếu tố thời điểm là rất quan trọng, vì MMS biết rằng đám đông đang lo lắng và mong muốn thấy được càng nhiều tín hiệu xác nhận càng tốt trước khi tham gia vào thị trường. Và khi giá tăng quá cao thì họ lại sợ rằng sẽ bỏ lỡ một xu hướng lớn hơn (hiệu ứng FOMO). Đây là lý do tại sao hầu hết nhỏ lẻ mua ngay ở đỉnh và bán ngay ở đáy.

Các dấu hiệu thể hiện sự phân phối:

  • Thị trường bứt phá sau giai đoạn tích lũy, tăng dần đều với khối lượng trung bình. Lý do là vì MMS muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách xây dựng động lượng tăng giá từ từ.
  • Thị trường tiếp tục tăng, ban đầu thì từ từ rồi điều chỉnh chút ít. Dần dần thị trường bắt đầu đẩy nhanh tốc độ, dồn hết sức để chạm đến vùng giá mục tiêu. Tại thời điểm này, nhỏ lẽ nhảy vào vì sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO), đẩy thanh khoản lên rất cao – giai đoạn phân phối rõ nét khi MMS liên tục tăng cung cổ phiếu.
  • Các phương tiện truyền thông thường ra tin tốt nhằm hỗ trợ tâm lý lạc quan cho thị trường
  • Cổ đông lớn, cổ đông nội bộ đua nhau đăng ký bán ra.
  • Các chuyên gia liên tiếp đưa ra dự báo giá còn tăng cao nữa.

…còn tiếp!


Đăng ký khóa học Morning Star



Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo