Chỉ Số P/E Là Gì? P/E Bao Nhiêu Là Tốt?

Lượt xem: 93 lượt Danh mục: Chia Sẻ Tri Thức

Chỉ số P/E là chỉ số tài chính quan trọng và cơ bản nhất, được sử dụng nhằm biết được giá cổ phiếu. Vậy chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số này như thế nào hay P/E bao nhiêu là tốt đối với mỗi cổ phiếu? Tất cả sẽ được trả lời trong nội dung bên dưới.

I.Chỉ Số P/E Là Gì?

Theo hiệp hội tài chính quốc tế, chỉ số P/E (Price to Earning ratio) để đánh giá giá trị của một cổ phiếu dựa trên giá thị trường (Price) và thu nhập của một cổ phiếu (EPS). Vậy thực chất chỉ số P/E là gì? Nó chính là số năm nhà đầu tư sẽ thu lại vốn đầu tư của mình tại một doanh nghiệp với điều kiện lợi nhuận không thay đổi.

Khái niệm Chỉ Số P/E là gỉ?

1.Công Thức Tính Chỉ Số P/E:

>Chỉ số P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

  • EPS được tính bằng lợi nhuận sau thuế trừ đi cổ tức  của các cổ phiếu ưu đãi rồi chia cho số lượng cổ phiếu thông thường.

Có thể ví dụ. Cổ phiếu Vinamilk VNM được bán với giá 150.000 đồng tương ứng với mỗi cổ phiếu thu nhập 7.500 đồng. Chỉ số P/E = 150.000 / 7.500 = 20. Có nghĩa, những nhà đầu tư đồng ý trả 20 đồng cho 1 đồng lợi nhuận trong 1 năm mà Vinamilk thu được.

  • Trong trường hợp P/E = 10 thì có nghĩa, nhà đầu tư đồng ý chi trả 10 đồng cho lợi nhuận 1 đồng

Theo cách hiểu đơn giản thì P/E = Số năm thu hồi vốn khi lợi nhuận không thay đổi. Dựa theo số liệu của 4 quỹ liên tiếp mới tìm ra chỉ số P/E, do đó, các nhà đầu tư cần hiểu và phân biệt rõ chỉ số P/E ở hai dạng khác nhau:

  • Loại lấy thu nhập của bốn quý trước đó gọi là trailing P/E
  • >Loại dự báo thu nhập trong bốn quý tiếp theo, còn được gọi là forward P/E (P/E dự phóng)

2. Xem Nhanh Chỉ Số P/E

Hiện nay, có rất nhiều trang web tính sẵn một số chỉ số như: Cafef, P/E, Vietstock,…

Xem nhanh chỉ số P/E

II. Chỉ Số P/E Bao Nhiêu Là Tốt?

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là chỉ số P/E bao nhiêu là tốt với nhà đầu tư? Cần hiểu rằng, P/E là số liệu đánh giá giá trị của cổ phiếu. Nếu chỉ số này cao có nghĩa giá cổ phiếu đắt đỏ so với thu nhập nó mang về và ngược lại. Vậy có nghĩa mua cổ phiếu của công ty có chỉ số P/E thấp là hợp lý? Nếu vậy thì chẳng có nhà đầu tư vào đi trả tới 20 đồng cho 1 đồng thu nhập như của Vinamilk mà chúng tôi đề cập ở trên. Để đánh giá chỉ số P/E như thế nào là hợp lý các nhà thuyết giảng tại các khóa học chứng khoán sẽ phân tích kỹ lưỡng còn nếu không bạn nên dựa theo 3 tiêu chí:

1.Tốc Độ Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp

Đối với bất kỳ nhà đầu tư nào thì một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt, liên tục sẽ là chọn lựa tốt nhất. Trường hợp cổ phiếu có P/E quá cao so với mặt bằng chung trên thị trường nhưng theo các báo cáo tài chính bạn nhận thấy doanh nghiệp kinh doanh tốt, tốc độ tăng trưởng cao vậy không có lý gì bạn không chi trả giá cao để kỳ vọng khoản lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.

2. Yếu Tố Về Ngành

Thực tế, việc so sánh chỉ số P/E đúng nhất khi nó cùng ngành, lĩnh vực, đưa lên bàn cân để lựa chọn cho phù hợp nhất. Ví dụ, P/E của các ngành thủy sản thường thấp bởi thu nhập của ngành này có biên độ thấp do phụ thuộc rất nhiều vào chi phí đầu vào.

3. Chu Kỳ Kinh Doanh

Để xét P/E như thế nào tốt bạn cần xem xét tới chu kỳ kinh doanh của cổ phiếu đó. Nếu một doanh nghiệp đang ở giai đoạn đỉnh, lợi nhuận cao thì P/E lại thấp, khi doanh nghiệp ở đáy, lợi nhuận giảm thì P/E lại cao.

III. Ý Nghĩa Của Chỉ Số P/E

Ví dụ về chỉ số P/ E của tập đoàn Hòa Phát

Ý nghĩa khi chỉ số P/E thấp:

  • Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp
  • Doanh nghiệp gặp các vấn đề về tài chính
  • Những dòng lợi nhuận đột biến
  • Doanh nghiệp đang ở đỉnh của chu kỳ tăng

Ý nghĩa chỉ số P/E cao

  • Cổ phiếu được định giá rất cao
  • Lợi nhuận mang tính tạm thời như ít
  • Công ty, doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng trong tương lai
  • Lợi nhuận đang ở vùng đáy theo chu kỳ kinh doanh.

IV. Ưu, Nhược Điểm Của Chỉ Số P/E

Chỉ số P/E có những ưu điểm:

  • Đơn giản:Bởi chỉ rất đơn giản, bạn chỉ cần lên các trang web là đã biết được chỉ số P/E của doanh nghiệp hoặc tính toán cũng không hề phức tạp.
  • Hiệu quả:Dựa vào chỉ số nay có thể dễ dàng đánh giá hoạt động, hiệu quả của doanh nghiệp.
  • Thước đo tâm lý:Không dừng lại ở một chỉ số đánh giá tốc độ phát triển của doanh nghiệp, nó còn đánh giá tâm lý đám đông hiệu quả.

Chỉ số P/E có những nhược điểm

  • Khi chỉ số P/E âm: Là khi doanh nghiệp đang bị lỗ, hoạt động kém hiệu quả.
  • Chất lượng EPS: P/E dựa trên lợi nhuận thế nhưng lợi nhuận đó có bền vững hay không. Chưa kể tới việc nhiều doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ kế toán để can thiệp vào điều chỉnh hợp nhuận tăng giảm theo mục đích của họ khiến nhà đầu tư lao đao.

V. Các Lưu Ý Về Chỉ Số P/E

  • EPS có thể âm bất cứ khi nào và như vậy P/E hoàn toàn vô nghĩa bởi mẫu số đang âm. Bạn nên sử dụng các công cụ đánh giá khác để xem xét tình hình.
  • Lợi nhuận thì luôn biến động và dễ dàng bị can thiệp điều chỉnh, vậy nên P/E cũng là chỉ số có thể can thiệp, bóp méo. Để an toàn bạn nên theo dõi chỉ số P/E trong 3 tới năm năm.

>Như vậy, ngay cả khi bạn là người mới đầu tư hay đã có kinh nghiệm thì cần đánh giá chỉ số P/E trong nhiều năm liên tục hoặc lựa chọn những doanh nghiệp đang đứng đầu với nhiều năm có tốc độ tăng trưởng tốt. Chúc bạn thành công!


Đăng ký khóa học Morning Star



Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo