Việc quyết định thời gian cho chiến lược trading của bạn rất quan trọng. Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc giao dịch trên thị trường và bạn sẽ thực hiện bao nhiêu giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định?
Chiến lược | Thời gian thực hiện một giao dịch | Biểu đồ cần phân tích |
Dài hạn | Một tháng hoặc hơn | Daily, Weekly, Monthly |
Trung hạn | Vài tuần (ko nhiều hơn 1 tháng) | H4, daily, weekly |
Ngắn hạn | Vài ngày (ko dài hơn 1 tuần) | M15, H1, H4 |
Trong ngày (day trading) | Vài giờ (ko dài hơn 24h) | M1, M5, M15, H1 |
Chiến lược giao dịch trong dài hạn ít phụ thuộc vào phí giao dịch và các chi phí liên quan (thuế, phí trả sở…), nó hướng tới lợi nhuận cao và vì thế có vẻ khá hấp dẫn. Tuy nhiên, các số liệu thực tế cho thấy, rất ít trader nắm giữ vị thế nhiều hơn 1 tháng, họ thường sử dụng chiến lược ngắn hạn bởi vì họ đều biết một thực tế giản đơn rằng thị trường phái sinh rất dễ biến động. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người cố gắng kiếm lời từ những biến động ngắn hạn của giá cả trong một khoảng thời gian bất kỳ dao động trong khoảng 1 phút – 5 phút.
Chiến lược kinh doanh ngắn hạn cho lợi nhuận thấp hơn trên mỗi giao dịch, nhưng số lượng giao dịch thực hiện lại lớn hơn so với chiến lược dài hạn. Ví dụ, nếu trader sử dụng chiến lược dài hạn, cố gắng kiếm 10 điểm mỗi giao dịch thì anh ta có thể chỉ thực hiện đc 1 giao dịch một ngày. Còn nếu anh ta sử dụng chiến lược ngắn hạn, cố gắng kiếm lời 1 điểm mỗi giao dịch thì một ngày anh ta có thể có tới 100 giao dịch (tổng số lời 100 điểm, gấp 10 lần trader thứ nhất). Các yếu tố sau đây cần được lưu ý:
- Mỗi giao dịch của chiến lược 1 đều rất quan trọng, và nếu trader bỏ lỡ thì có thể anh ta phải chờ đợi rất lâu để chờ cơ hội mới.
- Đối với chiến lược 2 thì cơ hội để trader mở vị thế xuất hiện liên tục (tính bằng phút). Nếu bỏ qua một vài cơ hội trong đó thì anh ta cũng ko phải chờ đợi lâu để cơ hội mới xuất hiện.
- Chiến lược dài hạn đòi hỏi trader phải có số tiền khá lớn trong tài khoản và mức SL/TP phải đặt khá xa điểm vào lệnh để những biến động ngắn hạn ko ảnh hưởng tới giao dịch.
- Chiến lược ngắn hạn đòi hỏi trader thực hiện nhiều giao dịch, do đó trader cũng phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn để phân tích biểu đồ.
- Chiến lược ngắn hạn dễ áp dụng hơn bởi vì trader dễ dàng kiểm soát thua lỗ hơn. Xét trong dài hạn, một chiến lược giao dịch ngắn hạn có hiệu quả và được củng cố theo thời gian hiếm khi mang lại thua lỗ.
Vậy thì chiến lược nào tốt hơn? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và những yếu tố quan trọng nhất là kỷ luật, nhất quán, hiểu biết và kinh nghiệm giao dịch. Chiến lược phù hợp với bạn nhất là chiến lược tốt nhất!
Những ưu điểm của chiến lược giao dịch ngắn hạn:
- Dù có chuyện gì xảy ra trên thị trường thì đến cuối ngày, bạn cũng có thể ngừng giao dịch và ko phải suy nghĩ về những biến động giá trong tương lai. Kể cả khi tối nay chiến tranh xảy ra ở đâu đó hay đồng USD sụp đổ thì các trạng thái của bạn cũng đã đóng, còn ngày mai lại đến với những quyết định hoàn toàn mới.
- Không cần phải chờ đợi tín hiệu giao dịch nào đó hay sự bắt đầu của một xu hướng mới trong một thời gian dài khi mà trong một ngày giao dịch, có vô số sự kiện xảy ra, đem tới nhiều cơ hội kiếm lời. Tính thanh khoản cũng như biến động giá cả mới là điều đáng quan tâm.
Những ưu điểm của chiến lược giao dịch dài hạn:
- Kết quả giao dịch ko phụ thuộc vào các biến động ngắn hạn.
- Cơ hội kiếm lời cao hơn. Về lý thuyết, chiến lược giao dịch ngắn hạn cho bạn nhiều cơ hội để thực hiện nhiều giao dịch hơn bởi giá cả biến động rất nhiều trong ngày. Nhưng nó sẽ ko cho bạn cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận từ một xu hướng nào đó của thị trường và trong rất nhiều trường hợp, những nguyên nhân gây ra thua lỗ ko thể dự đoán được nếu chỉ dựa vào cái nhìn ngắn hạn. Khi áp dụng chiến lược giao dịch dài hạn, cơ hội kiếm lời của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Những phương pháp giao dịch phổ biến nhất:
- Giao dịch theo xu hướng (Trend Following)
- Giao dịch ngược xu hướng (Countertrend Trading)
- Giao dịch ngắn hạn (Swing Trading)
- Giao dịch trong ngày (day trading)
- Đầu cơ lướt sóng (Scalping Trading)
